Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Hungary và Serbia cam kết tăng cường quan hệ trong bối cảnh căng thẳng khu vực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Thương mại Việt - Nga: gió đang đổi chiều
Tính đến hết tháng 7-2018, cán cân thương mại giữa Việt Nam và Nga vẫn thặng dư, nhưng mức xuất siêu đã giảm tới 39% so với cùng kỳ năm trước và điều khác biệt đó đến từ lúa mì và than đá.

 











Kể từ năm 2011 đến nay, Việt Nam luôn xuất siêu sang Nga.Ảnh: Lê Anh

Xuất khẩu: hạn ngạch và hàng rào kỹ thuật


Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, thương mại hai chiều giữa Nga và Việt Nam trong bảy tháng đầu năm 2018 đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2012 đến nay. Tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai bên trong bảy tháng đầu năm đạt 2,67 tỉ đô la Mỹ, tăng 34,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nga đạt 1,47 tỉ đô la (tăng 21%) và nhập khẩu đạt 1,2 tỉ đô la (tăng 55%).


Kể từ năm 2011 đến nay, Việt Nam luôn xuất siêu sang Nga. Đỉnh điểm là vào năm 2013 với thặng dư thương mại của Việt Nam đạt gần 1 tỉ đô la Mỹ. Con số này tuy có giảm trong những năm sau đó nhưng đã tăng khá mạnh trở lại vào năm 2017, khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) bắt đầu có hiệu lực từ cuối năm 2016 và Nga là thị trường chiếm 90% hàng xuất khẩu của Việt Nam qua liên minh này.


Bảy tháng đầu năm nay, Việt Nam vẫn xuất siêu 265 triệu đô la sang Nga, nhưng theo đánh giá của Tổng cục Hải quan thì mức xuất siêu này đã giảm đến 39% do tốc độ gia tăng giá trị nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Nga nhanh hơn tốc độ xuất khẩu. Hay nói khác đi, EAEU đã có những ảnh hưởng tốt cho phía Nga nhiều hơn là Việt Nam.


Thống kê của hải quan còn cho biết, số lượng các doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu với Nga trong năm 2017 là 2.002 doanh nghiêp và bảy tháng đầu năm nay tăng lên 2.042, nhưng giá trị xuất khẩu sang Nga không vì thế mà tăng hơn trước, thậm chí giảm mạnh so với nhập khẩu.


Nhìn vào bảng thống kê chính thức, Việt Nam xuất sang Nga nhiều nhất là điện thoại và linh kiện điện tử (trị giá 710 triệu đô la Mỹ, chiếm 48% kim ngạch xuất khẩu). Tiếp đến là các sản phẩm máy vi tính, điện tử, cà phê, hàng dệt may, giày dép, thủy sản... Riêng xuất khẩu hàng dệt may giảm do phía Nga áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng (áp hạn ngạch nhập khẩu như các quy định trong EAEU nếu hàng hóa Việt Nam vào các nước trong EAEU vượt ngưỡng khối lượng xuất khẩu hàng năm chịu thuế 0% cho phép). Sản phẩm dệt may (đồ lót và quần áo trẻ em) đã chịu mức áp hạn ngạch này từ 14-3 đến 14-9-2018 nên ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu sang Nga (mới đạt 94 triệu đô la qua bảy tháng).


Tuy nhiên, nhìn vào bức tranh xuất khẩu sang Nga thì thấy chỉ xuất khẩu hàng của các doanh nghiệp FDI (sản xuất điện thoại, điện tử và linh kiện) như Samsung là điểm sáng. Hơn 2.000 doanh nghiệp xuất nhập khẩu khác chia nhau thị phần nhỏ bé và manh mún của thị trường.


Ví dụ như hàng thủy sản của Việt Nam, hiện chỉ có hơn 20 doanh nghiệp được phép xuất thường xuyên kể từ năm 2015. Tuy nhiên, đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam với Bộ Nông nghiệp Liên bang Nga chưa ký được thỏa thuận hợp tác về kiểm soát an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh đối với các sản phẩm có nguồn gốc động vật nên tình trạng cho phép và tạm dừng sẽ thường xuyên xảy ra.


Thực tế, có hơn 3.000 mặt hàng được phía EAEU, đặc biệt là Nga, miễn thuế cho Việt Nam khi hiệp định này có hiệu lực từ cuối năm 2016, nhưng xét đến từng mặt hàng thì con đường vào Nga khó có thể tăng đột biến. Chưa kể đến những khó khăn về chi phí vận tải và phương thức thanh toán.


Nhập khẩu: gió đang đổi chiều


Tốc độ nhập khẩu hàng hóa từ Nga về Việt Nam đã tăng đến 55% so với cùng kỳ năm 2017. Trong số này thì lúa mì nhập khẩu tăng đột biến, gấp 32 lần cùng kỳ năm trước và chiếm đến 30% tổng giá trị nhập khẩu (358 triệu đô la). Tiếp đến là than đá, tuy Việt Nam mới bắt đầu nhập mặt hàng này của Nga từ năm 2014, nhưng đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Nga sang Việt Nam với 145 triệu đô la Mỹ chỉ trong bảy tháng.


Câu hỏi đặt ra là tại sao lúa mì lại là mặt hàng phía Nga đột nhiên xuất sang Việt Nam được số lượng lớn như vậy?


Theo Trung tâm Nghiên cứu Agro Monitor, lúa mì Nga bắt đầu được nhập về Việt Nam từ giữa năm 2016, trước khi có hiệp định EAEU. Việc ký hiệp định này giúp thuế nhập khẩu từ Nga về Việt Nam giảm xuống còn 0% khiến lúa mì Nga tràn vào Việt Nam. Năm 2017, Nga thành đối tác lớn thứ ba của Việt Nam về nhập khẩu lúa mì cũng như mặt hàng thức ăn chăn nuôi sau Argentina và Canada. Sang năm 2018, khi giá từ hai thị trường kia tăng mạnh và nguồn cung khan hiếm trong khi Nga được mùa, nên lúa mì Nga vươn lên dẫn đầu.


Với than đá, Nga bắt đầu xuất sang Việt Nam từ năm 2014 và chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn là 8% tổng lượng than nhập khẩu vào Việt Nam. Nhưng con số này đã tăng nhanh chóng vào các năm sau và có lúc đã đạt tới 28%. Một nhà nhập khẩu than cho biết, nguồn nhập từ Nga hai năm trở lại đây có giá tốt hơn và chi phí vận tải từ Viễn Đông về Việt Nam rẻ hơn so với từ Úc về nên doanh nghiệp tăng cường nhập khẩu từ Nga.


Cùng với sự ra đời của nhiều nhà máy nhiệt điện than lớn, nhu cầu nhập khẩu than của Việt Nam cũng tăng mạnh. Năm ngoái, Việt Nam đã nhập gần 14,5 triệu tấn than đá, trị giá 1,5 tỉ đô la Mỹ, tăng gần 5 lần so với năm 2014. Theo Quy hoạch phát triển ngành than được Chính phủ phê duyệt năm 2016, nhu cầu nhập than chỉ tính riêng cho ngành điện sẽ tăng lên 25,5 triệu tấn vào năm 2020; 72,5 triệu tấn năm 2025 và 90,3 triệu tấn năm 2030. Đó là một con số khổng lồ. Với nhu cầu nhập than đang tăng mạnh như vậy, nhiều khả năng chỉ trong thời gian ngắn nữa cán cân thương mại Việt - Nga sẽ đổi chiều. 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Giá tiêu hôm nay 19/5/2024, bất ngờ quay đầu, lực cầu từ thị trường lớn đẩy giá trong nước; thế giới phản ứng trái chiều (18-05-2024)
    Giá xăng lao dốc, RON 95 giảm còn hơn 23.000 đồng/lít (16-05-2024)
    Tín dụng cải thiện, lãi suất tiết kiệm thoát 'đáy' (16-05-2024)
    Kỳ vọng sự ổn định của giá vàng thế giới (16-05-2024)
    Những cái 'nhất' trong phiên đấu thầu vàng miếng lần 7 (16-05-2024)
    Giá vàng 15/5: Vàng SJC, vàng nhẫn cùng 'lao dốc' sau phiên đấu thầu (15-05-2024)
    Thứ trưởng Bộ Công an đề xuất giải pháp ổn định thị trường vàng (15-05-2024)
    Bộ Tài chính có công điện khẩn về chống buôn lậu vàng (14-05-2024)
    Ngày 14/5: tiếp tục đấu thầu vàng miếng, Chính phủ sẽ họp với NHNN (13-05-2024)
    Cảnh báo rủi ro mua bán vàng khi giá 'điên loạn' (12-05-2024)
    Giá vàng hôm nay ngày 12/5 giảm cực mạnh (12-05-2024)
    TP HCM chỉ đạo SJC tiếp tục thực hiện ngay công tác bình ổn thị trường vàng (12-05-2024)
    Phối hợp quản lý thị trường vàng (12-05-2024)
    Giá xăng giảm mạnh, xăng RON 95-III còn hơn 23.500 đồng/lít (09-05-2024)
    Giá vàng tiếp tục tăng dữ dội, vượt 89 triệu đồng/lượng (09-05-2024)
    Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh (09-05-2024)
    VN-Index đứt mạch 6 phiên tăng, khối ngoại xả ròng tiếp hơn 1.700 tỷ (09-05-2024)
    Giữa lúc đồng yên Nhật lao đao, mọi sự chú ý dồn về phía Trung Quốc (09-05-2024)
    Đấu giá thành công 3.400 lượng vàng với giá 86,05 triệu đồng/lượng (08-05-2024)
    Thủ tướng: Ngân hàng Việt phải vượt lên so với khu vực (08-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Philippines đối mặt "bóng ma" lạm phát (25-09-2018)
    Đất nền sổ đỏ vẫn là kênh đầu tư sáng giá (22-09-2018)
    Trung Quốc chạy đua xuất hàng sang Mỹ trước khi thuế có hiệu lực (22-09-2018)
    Rồi sẽ ra sao, WTO? (21-09-2018)
    Gói thuế mới của Mỹ sẽ tác động đến GDP của TQ ra sao? (20-09-2018)
    TQ áp thuế 60 tỷ USD, chiến tranh thương mại tăng nhiệt (19-09-2018)
    Mỹ - Trung “nắn gân” nhau trước vòng đàm phán thương mại mới (18-09-2018)
    Sắc đỏ ngập tràn thị trường chứng khoán châu Á do lo ngại đợt thuế mới của Mỹ (16-09-2018)
    10 năm sau khủng hoảng nhà đất, hàng triệu người Mỹ vẫn kẹt trong nợ nần (16-09-2018)
    Xe Mỹ thất sủng tại Trung Quốc (14-09-2018)
    Bitcoin nằm ở đâu trong lịch sử tiền tệ? (13-09-2018)
    Tham vọng 4.0 của Trung Quốc có thể đảo lộn trật tự thương mại toàn cầu (11-09-2018)
    Mỹ muốn thương mại "tự do và công bằng" hơn với Việt Nam (11-09-2018)
    Giả thiết 60 tỉ đô la Mỹ và thu nhập của người dân (10-09-2018)
    Cần làm gì khi thời kỳ tiền rẻ không còn? (08-09-2018)
    “Cây gậy thuế” của ông Trump (07-09-2018)
    Các nhà tư vấn khuyên giới nhà giàu châu Á tăng mua vàng (07-09-2018)
    Tỷ giá ngoại tệ ngày 6/9: Toàn thế giới lao dốc, USD treo cao (05-09-2018)
    CNN: Mỹ sẽ ‘giáng đòn sấm sét’ lên Trung Quốc sau ngày 7/9 (05-09-2018)
    Nhiều nhà máy Trung Quốc bắt đầu “nếm mùi” chiến tranh thương mại (04-09-2018)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153119246.